6 kinh nghiệm giúp hạn chế rủi ro khi khởi nghiệp tại nước ngoài

0
226
Xác định các vấn đề liên quan đến logistics giúp công ty có thể thúc đẩy sản xuất.

Để khởi nghiệp tại nước ngoài thành công, doanh nghiệp cần am hiểu môi trường kinh doanh và đưa ra các sản phẩm giải được các bài toán của thị trường.

Kể từ thành lập năm 2011 và mở chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Hong Kong vào 2015, đến nay, One IBC cung cấp dịch vụ cho khoảng 50.000 khách hàng toàn cầu với doanh thu trung bình khoảng 8 triệu USD mỗi năm. Ngoài ra, công ty đặt trụ sở hoạt động tại nhiều thành phố lớn như Hong Kong, Singapore, California, Vilnius, TP HCM, và thành lập 32 chi nhánh, văn phòng đại diện liên kết với các trung tâm kinh tế toàn cầu.

Từ thực tế khởi nghiệp và làm việc cho hàng nghìn khách hàng trên toàn cầu, dưới đây là một số kinh nghiệm được ông Bùi Đức Tuệ, Giám đốc điều hành One IBC tổng hợp để các startup có thể hạn chế các thách thức khi mở rộng quy mô doanh nghiệp ra ngoài biên giới.

Lập kế hoạch để tìm hiểu về môi trường kinh doanh được coi là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thành công

Tìm hiểu về môi trường nơi doanh nghiệp thành lập

Tìm hiểu về môi trường kinh doanh giúp các startup xây dựng được các ý tưởng và sản phẩm giải quyết được bài toán đặt ra từ thị trường. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tại nước ngoài bao gồm tổng thể các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh. Việc hiểu về các quy định thủ tục pháp lý khi thành lập giúp doanh nghiệp hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro về thủ tục thành lập, thuế, giấy tờ pháp lý.

Đồng thời, hiểu về các tiềm năng kinh tế tại khi kinh doanh tại nước ngoài cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế phát triển. Hiện, nhiều doanh nghiệp lựa chọn Hong Kong là điểm đến lý tưởng cho việc thành lập doanh nghiệp nước ngoài. Năm 2021, Hong Kong được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới, theo xếp hạng của Viện Fraser Canada trong “Báo cáo thường niên về Tự do kinh tế thế giới”. Các lợi thế về hệ thống thương mại, đầu tư tự do, hệ thống thuế quan… giúp Hong Kong trở thành điểm hấp dẫn nhiều doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc hiểu về văn hóa cũng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing phù hợp với đối tượng tiếp cận là khách hàng địa phương. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp “gặp khó” khi tấn công vào thị trường châu Á do các khác biệt văn hóa.

Cụ thể, Yellow Pages từng thực hiện một chiến dịch trên tàu điện ngầm ở Toronto. Chữ “Bi Bim Bap” trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là “cơm trộn” nhưng lại kèm ảnh minh họa là các sợi mì. Điều này khiến nhiều người Hàn Quốc nhầm tưởng và nghĩ thương hiệu đang lừa người người tiêu dùng.

Bản địa hóa ý tưởng kinh doanh và tầm nhìn

Muốn thành công ở thị trường quốc tế, doanh nghiệp buộc phải am hiểu thị trường, hành vi tiêu dùng của khách hàng để đưa ra các sản phẩm và xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Một trong những cách nhiều doanh nghiệp chọn khi tấn công thị trường nước ngoài là bản địa hóa các ý tưởng kinh doanh và tầm nhìn.

Khi tiếp cận hoạt động kinh doanh bên ngoài biên giới, các doanh nghiệp thu hẹp các khác biệt văn hóa bằng cách tuyển dụng nhân sự tại quốc gia sở tại. Ngoài ra, một số thương hiệu đồ ăn nhanh, đồ uống quốc tế khi kinh doanh tại nước ngoài chọn cách “bản địa hóa” sản phẩm của mình bằng việc thêm vào thực đơn các món ăn phù hợp với khẩu vị của khách hàng tại quốc gia đó.

Xác định ngân sách

Xác định ngân sách là hoạt động quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là các công ty muốn mở rộng quy mô hoạt động ra ngoài biên giới lãnh thổ. Việc xác định ngân sách cho phép doanh nghiệp tận dụng các nguồn lực hiệu quả. Cụ thể, khi xác định được ngân sách hiện có, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình và hiệu quả hoạt động của công ty, từ đó, giúp công ty phát triển đúng hướng.

Ngoài việc quản trị các nguồn thu chi, việc xác định ngân sách cũng được dùng làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, người quản lý đánh giá kết quả thực tế so với kỳ vọng thông qua việc xác định ngân sách.

Để xác định ngân sách hoạt động, doanh nghiệp cần ước lượng được doanh thu, tính toán các nguồn vốn và các chi phí dự kiến, đồng thời, dự báo được các tình huống phát sinh.

Các vấn đề logistic

Logistics là xương sống của nền kinh tế, đồng thời, là động lực của nhiều ngành bao gồm nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ. Hiểu các vấn đề logistics như quy định vận chuyển hàng hóa, thuế, phí hải quan… tại quốc gia khởi nghiệp giúp công ty tối ưu hóa chi phí hạn chế tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Khi quyết định thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài, tìm hiểu các thông tin về logistics cũng là hoạt động được nhiều công ty coi trọng. Các quốc gia có đường biển và hàng không thuận lợi thường là điểm đến hấp dẫn khi cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng chuỗi cung ứng toàn cầu để thúc đẩy sản xuất.

Xác định các vấn đề liên quan đến logistics giúp công ty có thể thúc đẩy sản xuất.

Có tài khoản ngân hàng quốc tế

Khi kinh doanh tại nước ngoài, việc mở tài khoản ngân hàng quốc tế là cách tốt nhất để doanh nghiệp tránh các phí giao dịch nước ngoài quá cao, phục vụ thuận lợi cho các giao dịch làm ăn.

Theo One IBC Việt Nam, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp trên nhiều quốc gia, doanh nghiệp có thể lựa chọn mở tài khoản tại ngân hàng mình tin tưởng, yêu thích hoặc lựa chọn các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh quốc tế và dịch vụ ngân hàng điện tử tùy theo nhu cầu của mình.

Về thủ tục mở tài khoản, các ngân hàng thường có những yêu cầu khác nhau tùy theo quy định của từng ngân hàng ở từng quốc gia. Thông thường, ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các loại giấy tờ sau: bản sao giấy chứng nhận của các cổ đông và giám đốc (chủ sở hữu hưởng lợi), hộ chiếu, cùng với các bằng chứng cư trú không quá 3 tháng; tài liệu của công ty cho việc mở tài khoản ngân hàng (giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty).

Tìm đến các đơn vị tư vấn dịch vụ doanh nghiệp

Quá trình đăng ký thành lập công ty, mở thủ tục ngân hàng hay giao dịch khá phức tạp với một số doanh nghiệp mới do có nhiều thủ tục, giấy tờ. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tìm đến các tổ chức, công ty cung cấp dịch vụ doanh nghiệp tại nước ngoài hay liên hệ với các luật sư để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức.

Theo đó, một số đơn vị hỗ trợ dịch vụ doanh nghiệp có thể tư vấn về phương thức lựa chọn, thành lập và duy trì công ty, các vấn đề mở rộng, thâm nhập thị trường, cấu trúc doanh nghiệp, chế tài về thuế, chính sách, quyền sở hữu tài sản nước ngoài và hỗ trợ thực hiện thương mại điện tử…

Các đơn vị này sẽ cung cấp các kinh nghiệm cần thiết để giải quyết một loạt vấn đề kinh doanh và tư vấn giải pháp để nâng cao năng suất, hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí. Đặc biệt, công ty tư vấn dịch vụ sẽ cung cấp góc nhìn từ bên thứ ba về các vấn đề còn tồn đọng trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nên thường trung thực và khách quan hơn. Đây cũng có thể là kênh tham khảo cho người đứng đầu các doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty.

Để chọn được đơn vị tư vấn hay luật sư uy tín tại nước ngoài, doanh nghiệp cần lưu ý trong việc xác minh danh tính và hồ sơ năng lực. Khi giao dịch với cá nhân cần thực hiện các thủ tục KYC (Know your customer). Còn khi quyết định lựa chọn đối tác tư vấn là doanh nghiệp, cần xác nhận các loại giấy phép và chú ý lịch sử các thương vụ công ty tư vấn đó từng đảm nhận.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here